Quy trình xây dựng nhà màng

Quy trình xây dựng nhà màng

Quy trình xây dựng nhà màng là giải pháp được áp dụng phổ biến trong nông nghiệp.

Màng PE cho nhà kính

Nhà màng giúp kiểm soát tốt hơn môi trường trồng.

Từ đó giúp đảm bảo năng xuất, chất lượng của cây trồng vật nuôi.

Tùy theo nhiều yếu tố người ra sẽ thiết kế và xây dựng các loại nhà màng khác nhau tuy nhiên quy trình xây dựng nhà màng thường gồm các bước sau:

Bước 1: Thiết kế nhà màng

Việc đầu tiên phải làm trước khi triển khai một cong tình xây dựng là cần lên được bản vẽ, thiết kế của công trình đó. Và việc xây dựng nhà màng cũng vậy. Trong một bản thiết kế nhà màng, kỹ sư sẽ tính toán các khẩu độ và nhịp độ của nhà màng.

Quy trình xây dựng nhà màng

Nhà màng với các khẩu độ nhịp độ khác nhau

Trong bản vẽ, chiều cao và các vật liệu cũng được tính toán một cách cẩn thẩn. Một số yếu tố có thể dùng làm căn cứ để thiết kế lên bản vẽ của một nhà màng bao gồm:

  • Loại cây trồng vật nuôi trong nhà màng: Mỗi loại cây trồng sẽ phù hợp với một môi trường khác nhau. Ví dụ nhà màng trồng nấm sẽ được thiết kế khác hơn so với nhà màng trồng rau ăn lá. Hay nhà màng trồng hoa lan cũng sẽ có kết cấu, độ cao,.. khác với nhà màng trồng rau ăn quả.
  • Điều kiện khí hậu tại khu vực trồng: Tại Việt Nam yếu tố khí hậu thường được xem xét đến bao gồm: Nhiệt độ, mức độ gió bão tạo khu vực trồng và độ ẩm. Ví dụ, khí hậu tại Đà Lạt khá mát mẻ nên thường các nhà màng tại đây có thể không cần làm quá cao. Nhưng với một số khu vực nắng nóng như miền Bắc thì nhà màng cao sẽ giúp hạn chế yếu tố nhiệt độ trong nhà màng. Hay một ví dụ khác là tại miền Trung – khu vực có khả năng cao xảy ra các trận gió bão, thì nhà màng nên được thiết kế với kết cấu đảm bảo

Bước 2: Xác định vị trí móng cột và đổ móng cột nhà màng

Sau khi hoàn thiện bản thiết kế, các kỹ sư có thể xác đinh được vị trí của nhà màng trên khu đất. Vị trí của các móng cột sẽ được đánh dấu để xác định vị trí của nhà màng. Tại các vị trí được đánh dấu, kỹ sư sẽ đào móng cột và cắm cột chính nhà màng và đổ bê tông cố định.

Quy trình xây dựng nhà màng

Bước 3: Lắp đặt hệ thống nhà kết cấu

Quy trình xây dựng nhà màng

Khung nhà màng trồng rau HOÀNG DÂN VINA bao gồm các kết cấu thép vững chắc

Khung kết cáu nhà màng là phần quan trọng và là cơ sở xác định tuổi thọ của nhà màng. Sau khi đã tiến hành đổ móng cột nhà màng, bước tiếp theo cần làm là lắp đặt khung nhà. Khung nhà được lắp đặt lần lượt từ các cột chính đến các thanh liên kết. Các phụ kiện tiếp theo được lắp đặt gồm máng thoát nước, ống thoát,…

Bước 4: Phủ màng, lưới quanh nhà màng

Quy trình xây dựng nhà màng

Hệ thống màng lưới bao quanh khung nhà màng

Phủ màng lưới là bước cuối cùng trong quy trình xây dựng nhà màng. Màng, lưới chắn côn trùng thường được gắn kết với khung nhà màng thông qua hệ thống nẹp – zipzac.

Một số nơi lựa chọn phủ toàn bộ nhà bằng màng hoặc bằng lưới.

Tuy nhiên các nhà màng công nghệ cao tại Việt Nam thường chọn phủ màng trên mái và lưới cắt nắng xung quanh.

Cách làm này giúp hạn chế được tác động của mưa đến cây trồng.

Đồng thời cũng hạn chế được hiệu ứng nhà kính trong nhà màng vào những ngày khô nóng.

Để nhận thêm thông tin chi tiết về:

Kỹ thuật xây dựng nhà màng trồng rau, nhà màng trồng cà chua, dưa lưới, nhà màng trồng hoa lan, nhà màng trồng nấm, … và các thông tin liên quan vui lòng liên hệ với HOÀNG DÂN VINA:

CÔNG TY HOÀNG DÂN VINA

SĐT: 096.224.7966

ĐỊA CHỈ: SỐ 9 THUỴ PHƯƠNG, P. ĐỨC THẮNG, Q. BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI.

Chia sẻ bài viết:
ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH ĐẠI LÝ
Hoàng Dân Vina cam kết mang đến đãi ngộ và chính sách ưu đãi nhất cho Đại Lý. Bạn vui lòng nhập thông tin đăng ký chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Bạn cần hỗ trợ chính sách đại lý liên hệ trực tiếp 0962.247.966 – 0976.854.280 (call/zalo).